Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

50 sắc thái manga với chiếc ghế nội thất

Trong suốt sự kiện, Nendo cũng đồng thời trưng bày thiết kế bàn đá cẩm thạch nghiên cho Marsotto Edizioni như một phần của triển lãm Black and White và ngựa bập bênh trong suốt cho hạng mục đồ nội thất trẻ em của Karrtell. Studio đứng đầu bởi nhà thiết kế Oki Sato nổi tiếng với số lượng lớn các dự án thiết kế. Một buổi triển lãm tại Milan vào năm ngoái đã giới thiệu số lượng sản xuất của Nendo trong 12 tháng với hơn 100 sản phẩm cho 19 thương hiệu. Tại buổi khai mạc, Sato chia sẻ rằng làm việc với 400 sản phẩm cùng lúc khiến ông ấy cảm thấy “thư giãn”. Quả là một nhà thiết kế tài năng!

Một studio Nhật Bản – Nendo vừa tiến hành trưng bày loạt sản phẩm trong bộ sưu tập những chiếc ghế - lấy cảm hứng từ sách truyện - tại tòa lâu đài cổ kính ở Milan. Những hàng cột bao quanh Chiostro Minore di San Simplicano, nơi triển lãm thiết kế Đan Mạch Mindcraft được giới thiệu vào năm ngoái, được chọn làm nơi trưng bày tất cả 50 thiết kế ghế ngồi lần này.


Để bày trí các chiếc ghế kim loại, Nendo đã tạo ra một khu vực lót sàn hình vuông màu trắng tại trung tâm của khu vực ngoài trời của lâu đài. Phần còn lại được phủ thảm đen kéo rộng đến khu vực vườn bao quanh. Cả 2 phần sàn trắng – đen này đều tương phản với mái vòm xưa cũ thuộc tòa nhà. 

50-sac-thai-manga-voi-ghe-noi-that-01

Phần lót sàn khá đặc biệt dành riêng cho 50 Manga Chairs


Nendo tạo ra 50 Manga Chair cho phòng trưng bày Friedman Benda ở New York và đã trải rộng những thiết kế này theo những hàng chéo nhằm phô diễn sự đa dạng của các phom dáng được xây dựng theo chiều hướng phóng đại. “50 chiếc ghế tiêu chuẩn được sắp xếp theo khung lưới, với mỗi chiếc gợi nên một câu chuyện riêng với một yếu tố cảm hứng từ một tác phẩm manga khác nhau.” – Nendo chia sẻ.


50 sắc thái hoàn toàn khác biệt


Mỗi thiết kế được dựa trên những đường trừu tượng và khung lưới sử dụng trong sách truyện theo phong cách manga, đều thích hợp với phong cách đồ họa Nhật Bản cuối thế kỷ 19. Những đường gạch hiệu ứng chuyển động, biểu tượng cảm xúc như giọt mồ hôi hay nước mắt, và các bong bóng lời thoại đều có thể được xác định thành những nhân tố bổ sung cho những chiếc ghế điển hình như thế.

50-sac-thai-manga-voi-ghe-noi-that-02




Các đường gạch tạo hiệu ứng chuyển động được khai thác tối đa


Lớp tráng gương của ghế phản chiếu phần sắc trắng đen của sàn, cũng như tông màu nâu đất của tòa lâu đài. Vào ban đêm, khu vực trưng bày được chiếu sáng xung quanh các cạnh với mỗi ánh đèn riêng chiếu vào từng chiếc một.


Vào ban ngày 50 chiếc ghế nổi bật giữa nền trắng...



Chiều tắt nắng tại được chiếu sáng với hệ thống đèn tô điểm một cách tinh tế 









Cận cảnh một số "sắc thái" nổi bật

Ghế nội thất phân tử - Vibrio

Cũng giống như thiên nhiên thể hiện chính nó như những dạng thức vĩnh cửu, Vibrio như một thực thể sống có thể hiện hữu trong những chòm sao liên tục xen kẽ nhau và có thể được tái tạo thông qua phép trừ, cộng và tái cấu trúc bởi những module riêng biệt. Các đặc tính phân tử như sự phát quang sinh học truyền cảm hứng cho các bề mặt đáp ứng trực quan: chất nhung óng ánh đánh dấu sự chuyển động khiến các hoa văn tạo bởi việc sử dụng bề mặt thay đổi không ngừng.

Thiết kế đồ nội thất của GG-loop được ảnh hưởng bởi các quá trình tự nhiên, hệ thống toán học và tỉ lệ hài hòa. Trong suốt tuần lễ thiết kế Milan 2016, GG-loop sẽ trưng bày ba thiết kế đầu tiên thuộc chuỗi đồ nội thất module thay đổi hàng loạt: Vibrio (sofa), Diatom (bàn) và Zephyrus (tủ áo) tại Ventura Lambrate. Tất cả những thiết kế trên đều được hình thành để biến đổi theo thời gian dựa theo sự phát triển của nhu cầu người dùng. Tương tự như trong tự nhiên, các mẫu nội thất được sắp xếp theo hướng organic, tương tác và phản hồi nhờ vào những nguyên tắc tự nhiên cơ bản trong cấp số nhân và tập hợp.

ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-01

Vibrio là thiết kế phát triển bởi sự thay đổi không ngừng nghỉ của các hình dáng hữu cơ tạo bởi tập hợp phân tử: dựa trên tính đối xứng của mandala, tượng hình cymatic, các đặc tính chữa lành vết thương trong nguyên tắc hình học linh thiêng. Hình dáng hài hòa vốn có tạo ra các âm vang trong không gian chứa đựng chính Vibrio, đặt ra câu hỏi về hiện trạng phản ánh các khía cạnh vĩnh viễn của cuộc sống.

ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-02

ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-03

ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-03a

ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-04

5

Nguyên tắc hình học linh thiêng được ứng dụng trong từng đường nét cấu tạo nên Vibrio...


ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-06

ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-07

...và tính đối xứng nổi bật không thể lẫn với bất kỳ thiết kế nào khác



Kích thước 1884 x 1466 x 739 mm cùng vật liệu foam mật độ cao, vải nhung.
ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-08

ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-09

6 cấu trúc module tập hợp nên tổng thể Vibrio linh hoạt tùy biến


ghe-noi-that-phan-tu-vibrio-010

Màu sắc đa dạng cũng là một điểm cộng cho thiết kế mới nhưng vẫn đầy chiều sâu của tinh hoa lâu đời

The Last Writing desk - Bàn làm việc theo nguyên lý khí động học

Công ty thiết kế kiến trúc tại Amsterdam UNStudio đã thiết kế mẫu thay thế bàn làm việc truyền thống cho Prooff. Nó như một tổ hợp bục đa cấp – the Stand Table, có thể sử dụng như một chiếc bàn đứng hoặc như một điểm nối. Trong khi đó, sinh viên từ Đại học Lund làm việc với nhà đồng sáng lập của thương hiệu Đan Mạch Hay để sản xuất một loạt các mẫu đồ nội thất văn phòng thử nghiệm, đặc biệt dành cho các không gian làm việc nhỏ hẹp.

Nhà thiết kế Hà Lan Frans Willigers vừa cho ra một thiết kế lai tạo giữa ghế ngồi và bàn làm việc mà theo ông, đây chính là sự thay thế hoàn hảo cho đồ nội thất văn phòng. The Last Writing Desk được tích hợp một mặt phẳng nghiêng kết nối 2 mặt phẳng có cao độ khác nhau – mặt bàn và mặt ghế, cùng được hỗ trợ bởi các chân trụ xiên bằng thép không gỉ.

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-01

“Kết quả cuối cùng cho ra đời một hình dáng liên tục, và phom dáng mang tính khí động học cho nó vẻ ngoài nhẹ bẫng và sẵng sàng cất cánh” – Williers chia sẻ.


Nhà thiết kế trước đây làm việc với tư cách một kiến trúc sư – đã có một cuộc nghiên cứu trên những mẫu bàn làm việc cũ, chẳng hạn như những tủ kéo theo hướng xiên dốc sử dụng bởi các nhà sư cho các bản viết tay cùng những mẫu bàn ghế dính liền trong trường học để thiết kế nên mẫu Last Writing Desk này. “Mẫu bàn làm việc mà chúng ta biết trước nay gần như đã chết. Chính bởi việc giới thiệu cách làm việc mới và việc sử dụng laptop ngày càng trở nên phổ biến, bàn làm việc ngăn kéo ở phom dáng hiện hành đang trở nên vô dụng.”

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-02

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-03

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-04

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-05

Thiết kế loại bỏ tất cả các ngăn kéo bởi theo Willigers đó là những thứ "vô dụng" và "không cần thiết"


“Không gian chứa đựng đi kèm đã trở nên không cần thiết, và laptop thật sự có thể được sử dụng trên bất kỳ bề mặt tưởng tượng nào” – ông thêm vào – “Bàn làm việc với tư cách của một món đồ nội thất trưng bày trong không gian theo cách nào đó đang dần biến mất.” Nhà thiết kế đã và đang thí nghiệm với hình dáng trong mẫu nội thất văn phòng để thấy được tính di động của việc kết hợp sử dụng laptop và phục vụ cho các mặt bằng mở.

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-06



Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-08

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-09

Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-010

Mẫu The Stand Table có cấu tạo như một bục đa cấp 


Ban-lam-viec-theo-nguyen-ly-khi-dong-hoc-the-last-writing-desk-011

Thiết kế kết hợp màu sắc và vật liệu khá bắt mắt và mới mẻ


Bàn của Willigers khám phá lối tư duy tương tự bằng cách bỏ đi những ô lưu giữ không cần thiết và cho người ngồi khoảng di chuyển, thúc đẩy những tư thế ngồi năng động. Người làm việc có thể để túi và các vật dụng khác trên mặt dốc nối bọc da bên cạnh. “The Last Writing Desk cũng rất hoàn hảo cho các không gian (bán) công cộng. Ví dụ, trong hành lang của tòa nhà văn phòng hoặc ở sân bay, hoặc ở thư viện, thiết kế mời gọi mọi người ngồi xuống và kiểm tra email hoặc làm dự án.”

Sóng gương - Zhoujie Zhang

Zhang bắt đầu làm việc với MeshSmooth – một lệnh đặc trưng dùng trong phần mềm dựng 3D 3DS Max, vào năm 2003 và cuối cùng đã bắt đầu áp dụng vào thiết kế đồ dùng nội thất. “Tôi đã dành ra vài năm để học 3DS Max và khi đã thông thạo, tôi đã rất hào hứng khi có thể tạo ra một bức chân dung cho chính mình ở định dạng 3D” – Zhoujie chia sẻ. Bề mặt sắp đặt trên tường làm bởi những tấm thép không gỉ lồng vào nhau và được bẻ cong cũng như đánh bóng bằng tay. “Quá trình cắt kim loại và bẻ cong bằng tay quyết định chất lượng và sự độc đáo của mỗi tác phẩm” – ông phát biểu.

Zhojie Zhang là nhà thiết kế trẻ đến từ Trung Quốc.Những thiết kế đặc sắc của Zhoujie Zhang mang đến sự số hóa tư duy và hình ảnh chu du trong dải ngân hà hùng vĩ. Sau khi hoàn thành chương trình Thạc sĩ ngành Thiết kế công nghiệp tại Central Saint Martins, ông trở về Thượng Hải và sắp xếp sản xuất những thiết kế tân tiến của mình.

Song-guong-Zhoujie-Zhang-00

Tuy nhiên, lần lượt từng nhà máy và workshop một đã từ chối ông, khẳng định rằng những gì ông muốn tạo nên là điều hoàn toàn không thể. Tuy vậy điều này không làm Zhoujie nản lòng. Ông đã dành 18 tháng sau đó để học hàn, cắt, đánh bóng và phân phối sản phẩm. Với quy trình học từng bước một để thu về lượng kiến thức của quá trình sản xuất, ông đã có được cho mình sự hiểu biết sâu sắc về quá trình phân phối và có riêng cho mình một workshop mà ông vẫn hằng ước ao. Ở độ tuổi 28, Zhoujie Zhang đã trưng bày sản phẩm ở hơn 30 buổi triển lãm, ở London và cả Milan. 3 năm gần đây nhất, ông đã thu về cho mình những giải thưởng danh giá nhất bao gồm ELLE Deco Yound Designer of the Year, the IF Design Award China và SHDC50/100 Young Talent of the Year.

Song-guong-Zhoujie-Zhang-001

Buổi triển lãm cá nhân đầu tiên rất thành công của Zhang


Nhà thiết kế người Trung Quốc này đã tạo ra một chuỗi những thiết kế kính gương, sử dụng kết quả thuật toán máy tính dựa trên sự chuyển động của sóng nước. Mashing Mesh là một phần của nghiên cứu Parametric Design – lối thiết kế đặt thuật toán và các quy luật vào trọng tâm của toàn bộ quá trình. Chuỗi sản phẩm lần này bao gồm 5 kính gương treo tường với mỗi cá thể nhằm vào việc thể hiện dòng chảy không xác định và sự chuyển đổi của nước theo khung lưới tam giác – một kiểu dựng hình được dùng trong đồ họa máy tính.

Song-guong-Zhoujie-Zhang-01

Song-guong-Zhoujie-Zhang-02

Song-guong-Zhoujie-Zhang-03

Song-guong-Zhoujie-Zhang-04

Song-guong-Zhoujie-Zhang-05



Song-guong-Zhoujie-Zhang-06

Sự độc đáo của sản phầm nằm ở tính thủ công và kỹ năng đánh bóng hoàn hảo


Song-guong-Zhoujie-Zhang-07

Song-guong-Zhoujie-Zhang-08

Song-guong-Zhoujie-Zhang-09

“Sự phản chiếu ánh sáng/ bóng tối trong môi trường và góc độ khác nhau cho ra rõ hơn những bản chất khó thấy ngay của mỗi thiết kế.”

Sagano, chiếc ghế được làm từ 160m tre


Tre là một loại cây mọc rất nhanh, có khả năng uốn và chịu lực gấp 20 lần so với gỗ, biến nó thành một loại nguyên liệu hàng đầu trong việc thay thế gỗ trong thiết kế sản phẩm nội thất. Bộ sưu tập nội thất Sagano phản ánh rõ quan điểm về một tầm nhìn nơi mà các sản phẩm đều thân thiện với môi trường.

Sagano-2

Xuất hiện ở Isaloni Satellite Milan 2016, nhà thiết kế sản phẩm, Alice Minkina sử dụng những tấm vỏ tre uốn mỏng có chiều dài tổng cộng lên tới 160m để tạo ra chiếc ghế Sagano. Sagano có hình dáng tròn, với một phần uốn ở phía sau làm điểm tựa, ôm lưng bạn một cách tự nhiên, cùng với một giá đỡ có 3 chân kiềng dạng ống. Đồng hành cùng chiếc ghế là một chiếc bàn với hình dáng không đối xứng và một chiếc đèn treo rất nổi bật.

Sagano-3

Sagano-5


Sagano-4

Chiếc đèn đi cùng nhiều hình dạng khác nhau.

Sagano-6

Sagano-7

Sagano-9

Ánh sáng từ bóng đèn giúp làm nổi bật các đường vân của tre.

Sagano-8

Một cuộn tre đã được uốn và ráp vào nhau một cách cẩn thận, sẵn sàng để kéo lên và tạo thành chiếc ghế.

Sagano-10